Nhảy sào là gì? Một số quy định khi thực hiện nhảy sào như thế nào? Cùng nhau đi giải đáp chi tiết trong bài viết của thể thao và sức khỏe dưới đây nhé.
Nhảy sào là một môn thi đấu thể thao track and field trong đó một người sẽ sử dụng một cây gậy dài và mềm dẻo (ngày nay cây gậy này thường được làm bằng sợi thủy tinh hoặc các sợi cacbon) như là một dụng cụ hỗ trợ giúp để nhảy qua một xà ngang đã được đặt sẵn.
Luật nhảy sào quy định với những nguyên tắc rất rõ ràng và một người vận động viên thi đấu bộ môn này cần phải tuân theo:
– Trọng lượng của vận động viên phải được xác nhận trên giấy tờ.
– Mỗi mức xà sẽ được thực hiện nhảy thử tối đa 3 lần.
– Nếu nhảy 3 lần mà đều thất bại tại 1 mức xà, VĐV đó sẽ bị loại.
– VĐV phải thực hiện toàn bộ phần thi của mình trong vòng 2 phút từ lúc được gọi tên.
– Ban trọng tài sẽ là người quyết định giờ bắt đầu thực hiện và kết thúc.
– Khi có tín hiệu thông báo hết giờ, bắt buộc VĐV phải dừng bài thi của mình ngay lập tức.
– Các VĐV không được sử dụng thêm bất cứ dụng cụ hỗ trợ bên ngoài nào trong lúc nhảy sào.
– Không được sử dụng thêm găng tay để thi đấu trừ trường hợp đang gặp phải chấn thương.
– HLV có nhiệm vụ chọn lựa những loại sào phù hợp với trọng lượng VĐV của mình,…
Đối với người khi mới học bộ môn nhảy sào thì bạn nên loại bỏ thanh ngang để có được nhiều không gian hơn cho việc làm quen với những kỹ thuật nhảy sào. Sau khi đã cảm thấy tự tin hơn thì bạn nên chọn cho mình một mức xà phù hợp với mình từ thấp tới cao.
– Đối với người mới thì mức xà nên để từ 1,5m đến 1,8m
– Với học sinh phổ thông hay những bạn học cao đẳng đại học thì mức xà từ 2,1 – 3m
– Đối với các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp chiều cao khuyến nghị nên để từ 3,7 – 4,3m
– Với những người thuận tay phải thì tay phải sẽ đặt lên trên và bàn tay trái đặt phía dưới hai tay cách nhau một khoảng từ 30cm tới 60cm tùy thuộc vào sải tay của bạn.
– Tương tự với những người thuận tay trái thì tay trái đặt trên và tay phải sẽ đặt ở dưới.
Đây là một bước quan trọng trong kỹ thuật nhảy sào, cần xác định khoảng cách phù hợp để có thể biết được đà chạy và lực bật tốt nhất của mình. Khoảng cách tốt nhất để thực hiện cú nhảy sào là từ 8 tới 10 bước chạy từ vị trí xuất phát ban đầu cho tới hộp dậm bật nhảy.
Bằng cách đo bằng bước chân 2 bước đi bộ sẽ bằng 1 bước khi chạy, vì thế xuất phát từ hộp nhảy bạn sẽ đo đúng 16 tới 20 bước chân đó là khoảng chạy đà tốt nhất của mình. Trong khoảng cách đó bạn chạy thử xem và chọn ra vị trí tốt nhất để có thể thực hiện tốt nhất bài thi của mình.
Tốc độ chạy của bạn càng nhanh thì mức xà mà bạn chinh phục sẽ càng cao hơn, vì thế hãy chạy tăng tốc hết mức có thể ở trong giai đoạn này.
Đây là giai đoạn mà cơ thể của bạn từ mặt đất sẽ được đẩy lên không trung và vọt qua xà, quá trình đó có thể chia làm 6 giai đoạn, mỗi một giai đoạn đều cần có sự chuẩn xác để bạn có thể chinh phục được mức xà cao nhất có thể và tránh được những rủi ro khi nhảy sào.
Và tất nhiên không ai ngay từ đầu có thể thực hiện tốt giai đoạn này tất cả thành công trong việc nhảy qua những mức sào đều đến từ việc nỗ lực luyện tập của bạn, đây là giai đoạn khiến cho nhiều người sẽ phải nản lòng nhất.
Đến giai đoạn này thì sự an toàn là yếu tố bạn cần đặt lên hàng đầu. Bạn sẽ tiếp xúc với thảm bằng phần lưng của mình và cần lưu ý các vấn đề sau.
– Tay của bạn để sát ngực, chân co về phía trên.
– Không tiếp đất bằng chân sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như những chấn thương với gân kheo.
Trên đây là những chia sẻ nhảy sào là gì và hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nhảy sào được chúng tôi gửi đến quý đọc giả, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.
Xem thêm: Nhảy cao là gì? Các giai đoạn thực hiện trong bộ môn này
Xem thêm: Chạy tại chỗ có tác dụng gì? Các bước chạy tại chỗ đúng?
>>> Bài viết liên quan: Ném đĩa là gì?