Nhảy xa là gì? Hướng dẫn thực hiện nhảy xa đúng kỹ thuật

(GMT+7) - View : 170

Nhảy xa là gì? Hướng dẫn thực hiện nhảy xa đúng kỹ thuật? Cùng nhau đi giải đáp những thắc mắc trong bài viết của thể thao và sức khỏe nhé.

Khái niệm nhảy xa là gì?

Nhảy xa là gì? Hướng dẫn thực hiện nhảy xa đúng kỹ thuật

Nhảy xa là một trong những nội dung thu đấu quan trọng trong bộ môn điền kinh, các vận động viên của môn thể thao nhảy xa này bắt buộc phải có một nền tảng sức khỏe cực tốt, cơ bắp khỏe mạnh, độ bền bỉ lớn và có một khả năng ứng biến nhanh nhạy, linh hoạt nhất.

Một cú nhảy xa được tính là thành công thì vận động viên phải thực hiện chạy lấy đà, dừng đúng vạch nhảy và sẽ thực hiện cú nhảy đúng kỹ thuật vào trong hố cát, với khoảng cách nhảy càng xa càng tốt.

Các giai đoạn trong nhảy xa là gì

Giai đoạn chạy đà

Khi chạy đà, độ dài của những bước chạy cần tăng dần kết hợp với việc nâng dần thân người lên, đặc biệt phải tăng dần tốc độ cho đến khi đã đạt được tốc độ cao nhất và duy trì tốc độ chạy cao đó bằng cách giữ ổn định các khoảng cách, trật tự và tần số bước chạy của mình.

Khi chạy đà, đặt một nửa trước bàn chân chạm đất, chân đạp sau tích cực và duỗi thẳng ra, thân trên hơi ngả về trước, tay phối hợp một cách tự nhiên, riêng bước đà cuối cùng, khi đặt bàn chân giậm nhảy vào ván cần bước thật nhanh và ngắn hơn bước trước đó vào khoảng ½ – 1 bàn chân, đặt cả bàn chân chạm vào ván chuẩn bị cho bước giậm nhảy.

Lúc này thân trên sẽ không ngả ra trước hoặc ra sau mà giữ nguyên ở tư thế thẳng đứng, hai tay luôn sẵn sàng đánh phối hợp với giậm nhảy đưa thân người về trước – bay lên cao.

Giai đoạn giậm nhảy

Giậm nhảy được xem là giai đoạn quan trọng nhất của nhảy ra xa bắt đầu từ khi đặt chân giậm lên thanh ván giậm nhảy. Lúc này chân giậm nhảy sẽ hơi khuỵu gối sau đó dùng sức mạnh từ chân và toàn thân đạp thật nhanh và mạnh lên thanh ván như sức bật của một chiếc lò xo vậy.

Khi giậm nhảy cần phải chủ động đạp mạnh duỗi thẳng chân ra, phối hợp với đánh tay và đưa chân lăng ra phía trước – lên cao, giữ cơ thể luôn được thăng bằng và phải phối hợp nhịp nhàng với một tốc độ nằm ngang của việc chạy đà tạo nên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thành tích đạt được phụ thuộc vào sức mạnh của bàn chân, sự linh hoạt của cổ chân, sức bật từ bàn chân, sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể mình đặc biệt là sự phối hợp chính xác giữa lực bật giậm nhảy và lực do chạy đà tạo nên và góc độ khi giậm nhảy hợp lý. Góc giậm nhảy thường vào khoảng 70 – 80 (so với mặt đất ở phía trước) để đạt góc bay vào khoảng 20 – 240.

Giai đoạn trên không

Giai đoạn khi trên không của nhảy xa được bắt đầu từ tư thế “bước bộ trên không” khi bàn chân giậm nhảy rời khỏi ván giậm đến khi chuẩn bị động tác tiếp đất. Tùy vào việc bạn nhảy xa theo cách nào thì kỹ thuật giai đoạn trên không sẽ là khác nhau.

Giai đoạn tiếp đất

Khi hai chân bắt đầu tiếp đất, các bạn chủ động khuỵu gối để giảm chấn động, đồng thời rướn thân, vươn hai tay ra trước để giữ thăng bằng không để mông hoặc tay chạm cát ở phía sau sau đó đứng lên đi về trước, rời khỏi hố nhảy.

Không đi sang ngang hoặc lùi vì theo luật thi đấu thành tích sẽ tính từ bộ phận cơ thể chạm cát gần ván nhất. Động tác tiếp đất đòi hỏi phải khéo léo, nhanh nhẹn, mềm dẻo và hết sức chủ động để tránh những chấn thương không đáng có hay ảnh hưởng tới kết quả, thành tích.

Trên đây là những chia sẻ nhảy xa là gì và các giai đoạn của bộ môn nhảy xa được chúng tôi gửi đến bạn đọc, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm: Tìm hiểu lịch chạy bộ giảm cân trong 1 tuần hiệu quả

Xem thêm: Chạy tại chỗ có tác dụng gì? Các bước chạy tại chỗ đúng?

>>> Bài viết liên quan: Chạy việt dã là gì?