Chạy tiếp sức là một kỹ thuật chạy bộ cơ bản được nhiều người lựa chọn tập luyện cũng như thi đấu hiện nay. Vậy kỹ thuật chạy tiếp sức như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài phân tích và chia sẻ sau đây của chúng tôi nhé!
Chạy tiếp sức là gì?
Chạy tiếp sức là một bộ môn thể dục điền kinh, được chia thành các đội, mỗi đội thi đấu sẽ có 4 thành viên và 1 chiếc gậy. Các thành viên trong đội sẽ sử dụng kỹ thuật chạy tiếp sức nối tiếp nhau trên một quãng đường chạy và sử dụng cây gậy để đánh dấu việc chuyển tiếp giữa những cá nhân trong đội khi chạy đến vạch đích. Đội nào có thời gian chạy tiếp ngắn nhất sẽ là đội chiến thắng.
Trong đó, người đứng đầu sẽ giữa vai trò khởi động cho toàn đội và khơi dậy tinh thần thi đấu. Và 3 người còn lại sẽ tiếp tục thực hiện chạy tiếp sức và thực hiện trao gậy cho nhau. Khoảng cách cho mỗi lần thực hiện trao gậy là 20m và phải cách khu vực đích trong khoảng 10m.
Ngày nay chạy tiếp sức đã mở rộng các hình thức chạy hơn như: chạy tiếp sức 4x100m, 4x200m, 4x400m, 4x800m,
Kỹ thuật chạy tiếp sức
Kỹ thuật chạy tiếp sức
Cách sắp xếp vị trí chạy của các vận động viên
Yếu tố góp tạo nên thành tích tốt nhất khi chạy tiếp sức chính là sắp xếp vị trí chạy cho các thành viên trong nhóm
- Vị trí đầu tiên: nên chọn những người có kỹ thuật chạy tốt, phản xạ nhanh để tạo lợi thế ban đầu cho toàn đội.
- Vị trí thứ 2, 3: phối hợp ăn ý với đồng đội và có tốc độ chạy tốt.
- Vị trí cuối cùng: là VĐV có khả năng bức tốc tốt đem lại thành tích tốt nhất cho toàn đội
Kỹ thuật trong lúc chạy
Kỹ thuật chạy tiếp sức trong thể thao gồm có những giai đoạn như sau:
- Xuất phát: thực hiện tư thế xuất phát thấp, các đồng đội ở vị trí số 2 và số 3 sẽ quan sát người chạy trước đưa tiền hiệu để chuẩn bị nhận gậy.
- Tăng tốc: VĐV thực hiện những bước chạy dài đánh tay liên tục để tăng tốc đến cuối cùng.
- Chạy giữa quãng: suy trì nhịp độ, tốc độ và khả năng bức tốc tốt nhất.
- Về đích: Cố gắng nâng cao tốc độ tốt nhất để thực hiện về đích
- Trao tín gậy: nên làm nhanh gọn, chính xác và đúng luật.
- Kỹ thuật chạy đường vòng: chạy theo sát mép đường chạy và chạy chân xoay, hơi nghiêng người về bên trái. Độ nghiêng và thực hiện tốc độ chạy phù hợp.
Kỹ thuật trao và nhận tín gậy
Có 2 cách để người chơi đưa ra tín hiệu trao và nhận gậy như sau:
Xem thêm: Kỹ thuật chạy bền gồm mấy giai đoạn? Những lưu ý khi chạy bền
Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật chạy 100m cho người bắt đầu tập chạy
- Từ dưới lên trên: người nhận gậy giang tay sao cho các ngón tay sẽ được hướng xuống dưới và gậy sẽ được đặt từ dưới lên trên và nó được đặt ở giữa ngón trỏ cùng ngón cái.
- Từ trên xuống dưới: người nhận gậy sẽ thực hiện ngửa lòng bàn tay lên trên. Đây là hướng phổ biến hơn trong việc thực hiện chạy tiếp sức.
Những lưu ý quan trọng khi tập luyện môn chạy tiếp sức
- Tập trung vào kỹ thuật: Đảm bảo sử dụng kỹ thuật đúng để giảm thiểu sự mệt mỏi và nguy cơ chấn thương.
- Điều chỉnh tốc độ: Bắt đầu với tốc độ chậm và tăng dần độ khó theo thời gian. Không nên chạy quá nhanh hoặc quá chậm, cần điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp với sức khỏe của bạn.
- Thực hiện bài tập khởi động: Trước khi bắt đầu chạy, hãy tập các bài tập khởi động để giúp cơ thể được khởi động và sẵn sàng cho tập luyện.
- Tập trung vào hơi thở: Hãy tập trung vào cách thở của mình, cố gắng hít vào đủ không khí và thở ra hết khí độc.
- Chọn giày chạy đúng loại: chọn một đôi giày chạy đúng loại và phù hợp với độ chân của bạn, giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
- Tăng dần thời lượng và độ khó: Không nên tập luyện quá sức, tăng dần thời lượng và độ khó theo từng ngày để đạt được sự tiến bộ nhẹ nhàng và tránh nguy cơ chấn thương.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi tập luyện, hãy nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể được phục hồi và tránh chấn thương.
Ăn uống và ngủ đủ: Hãy đảm bảo ăn uống và ngủ đủ để cơ thể có đủ năng lượng và sức khỏe để tập luyện.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu kỹ thuật chạy tiếp sức cơ bản. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.