Kỹ thuật chạy bền gồm mấy giai đoạn? Những lưu ý khi chạy bền

(GMT+7) - View : 155

Kỹ thuật chạy bền gồm mấy giai đoạn? Đang là một chủ đề thể thao nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc trong thời gian gần đây. Để biết thêm chi tiết về kỹ thuật chạy này mời bạn theo dõi bài phân tích và chia sẻ chi tiết sau đây của chúng tôi nhé!

Chạy bền là gì?

Chạy bền là một hình thức chạy đường dài rất phổ biến trong luyện tập cũng như thi đấu.  Thông thường chạy bền sẽ được áp dụng trong các cự ly phổ biến 800m, 1000m, 1500m, 5000m,… phù hợp với nhiều đối tượng và có tác dụng vô cùng tốt trong việc nâng cao sức khỏe và thể chất.

Đây là bộ môn điền kinh rất được các bạn trẻ yêu thích tập luyện. Yêu cầu quan trọng khi thực hiện sức dẻo dai và sự bền bỉ để có thể hoàn thành được quãng đường chạy dài

Thực tế, chạy bền được cọi là một bộ môn thể thao chuyên nghiệp vì nó được tổ chức giống như một cuộc thi marathonvới mục đích gây quỹ từ thiện. Ngày nay, hình thức chạy bền đang được áp dụng rộng rãi trong tập luyện để nâng cao sức khỏe, sức bền và dộ dẻo dai cho cơ thể.

Kỹ thuật chạy bền gồm mấy giai đoạn ?

Kỹ thuật chạy bền gồm mấy giai đoạn ?

Giai đoạn khởi động

Hãy khởi động nhanh chóng bằng bài tập ép cơ, hay thực hiện các thao tác vận động tại chỗ, điều này cũng giúp cơ thể của bạn được vận động nhanh hơn và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần làm tập luyện chuyển đổi trạng thái cơ thể. Việc khởi động trước khi chạy rất quan trọng vì nó giúp bạn giảm thiểu chấn thương hiệu quả nhất.

Giai đoạn xuất phát

Nếu bạn xuất phát đúng kỹ thuật thì sau đó tăng tốc sẽ không mất quá nhiều sức, giúp quá trình chạy bền được thực hiện đơn giản hơn. Bởi việc xuất phát và điều chỉnh lực chạy ban đầu sẽ rất quan trọng cho toàn bộ quá trình chạy bộ về sau. Khi được hỏi về kỹ thuật chạy bền gồm mấy giai đoạn thì đây được xem là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất.

  • Bước 1: Thực hiện tư thế ngồi xỏm dưới phần vạch kẻ  và đặt chân trước chân sau
  • Bước 2: Sau khi có tín hiệu sẵn sàng thì thực hiện đứng đưa tay ra phía trước, hai tay duỗi thẳng về phía trước, sẵn sàng chạy.
  • Bước 3: Tín hiệu dừng, bạn bắt đầu chạy, có động lực chạy tốt, không nhấc người quá cao, lao về phía trước.

Giai đoạn tăng tốc

Quá trình tăng tốc, bạn cần phải điều chỉnh nhịp tim của mình, hít thật sâu trong quá trình chạy và thở ra toàn bộ để cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể một cách tốt nhất.

Trong quá trình tăng tốc bạn nên áp dụng kỹ thuật thở nước rút sẽ giúp thành tích tập luyện tốt hơn. Lưu ý trong quá trình tăng tốc, bạn không nên vung tay thực hiện quá mạnh tránh mất sức.

Về đích

Khi đã về đích bạn nên chạy bộ hoặc đi bộ để cơ thể làm quen với trạng thái mới sau đó bổ sung thêm dinh dưỡng.

Bạn lưu ý tuyệt đối sau khi về đích ngồi hoặc dừng lại ngay vì nó sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim có thể gặp phải tình trạng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Những lưu ý khi thực hiện chạy bền

Sau khi tìm hiểu kỹ thuật chạy bền gồm mấy giai đoạn chúng ta cần lưu ý một số vấn đề khi chạy bền như sau:

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật chạy cự ly trung bình chuẩn nhất

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật chạy tiếp sức cơ bản cho người mới

  1. Tập thể dục đều đặn: Để chạy bền tốt hơn, bạn cần tập luyện thường xuyên và đều đặn. Nên lên lịch tập luyện và cố gắng duy trì thói quen để cơ thể được thích nghi với tập luyện.
  2. Tăng cường dinh dưỡng: Ăn uống là yếu tố quan trọng trong tập luyện. Bạn nên ăn đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu protein, các loại rau củ, trái cây để cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
  3. Tập trung vào kỹ thuật chạy: Kỹ thuật chạy đúng cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ chấn thương và tăng hiệu quả tập luyện. Nên tập trung vào các bước chạy, tư thế cơ thể, hơi thở, độ dài bước chân để có thể chạy bền tốt hơn.
  4. Nghỉ ngơi đầy đủ: Khi tập luyện, bạn cần cho cơ thể đủ thời gian để phục hồi. Nên tạo khoảng thời gian nghỉ giữa các buổi tập luyện để cơ thể có thời gian phục hồi.
  5. Lựa chọn giày chạy đúng: Chọn giày chạy đúng loại và kích cỡ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ chấn thương và tăng sự thoải mái khi chạy.
  6. Khởi đầu chạy chậm: Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương và tăng hiệu quả tập luyện, nên khởi đầu với tốc độ chậm rồi dần tăng tốc khi đã quen với việc chạy.
  7. Có mục tiêu rõ ràng: Nên đặt mục tiêu rõ ràng cho quá trình tập luyện để giúp bạn định hướng và cố gắng hơn trong quá trình chạy.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu kỹ thuật chạy bền gồm mấy giai đoạn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chạy bộ này.