Nhảy cao là gì? Các giai đoạn thực hiện trong bộ môn này

(GMT+7) - View : 308

Nhảy cao là gì? Các giai đoạn thực hiện trong bộ môn thể thao nhảy cao là gì? Nếu bạn đang có những thắc mắc này hãy theo dõi hết bài viết nhé.

Khái niệm nhảy cao là gì?

Nhảy cao là gì? Các giai đoạn thực hiện trong bộ môn này

Bộ môn nhảy cao còn có một tên gọi khác là nhảy xà, áp dụng phổ biến trong các nhà trường từ bậc trung học cơ sở và nó đã trở thành bộ môn thể chất bắt buộc mà bất cứ học sinh nào cũng phải vượt qua để đủ điều kiện xét lên lớp. High Jump là tên tiếng Anh của bộ môn thể thao này. Nó được liệt vào trong nội dung thi đấu chính thức của môn thể thao điền kinh, thường không thể thiếu trong những kỳ thế vận hội Olympic danh giá được tổ chức định kỳ 4 năm một lần trên thế giới.

Có những kiểu nhảy cao nào

Nhảy cao kiểu lưng qua xà

Đây là kiểu nhảy cao dồn hết trọng tâm của cơ thể cho một lần duy nhất, bật cả 2 chân lên trên không trung giống như một quãng bay ngắn qua xà ngang. Kiểu nhảy cao lưng qua xà tiếp đất lật ngược lại thường là được các vận động viên lựa chọn sử dụng là nam vì độ khó cũng như sức bật người phải rất lớn để phần tiếp đất được nhẹ nhàng.

Nhảy cao kiểu úp bụng

Ngược lại so với kiểu nhảy cao lưng qua xà thì kiểu nhảy cao úp bụng là một thao tác bay qua xà nhưng có thể quan sát được và điều khiển được tốc lực, quãng bật và nơi sẽ tiếp đất được an toàn nhất nếu như luyện tập thuần thục như các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp.

Nhảy cao kiểu bước qua

Đây là kiểu nhảy cao khá phổ biến nhất, được áp dụng trong các nhà trường vì không đòi hỏi về chuyên môn nhiều. Kiểu nhảy cao bước qua xà này không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng lại có phần hạn chế nếu như tăng độ cao của xà ngang, thì lực chân yếu sẽ không thể nào vượt xa, bước cao hơn xà ngang được.

Nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Kiểu nhảy cao nằm nghiêng đòi hỏi người chơi cần sự phối hợp từ 2 chân phải cực kỳ thuần thục và tinh nhạy. Khi thực hiện chạy đà đạt đến tốc lực nhất định và gần với xà, người nhảy phải trụ chân không thuận của mình để làm trụ lò xo và nhún bật chân thuận lên để đẩy cả người lên cao sau đó đưa cả chân không thuận sẽ nảy lên và rướn người nằm nghiêng để vượt qua được mốc xà mà không chạm vào xạ hay làm rớt thanh xà. Sau đó, khi toàn thân rơi xuống bạn cần phải linh hoạt tiếp đất một cách nhẹ nhàng.

Các giai đoạn trong bộ môn nhảy cao là gì

Giai đoạn chạy đà

Giai đoạn chạy đà sẽ được tính từ khi bắt đầu chạy đà đến khi đặt chân trụ vào chỗ giậm nhảy với nhiệm vụ là tạo nên tốc độ nằm ngang cần thiết và chuẩn bị tốt nhất cho động tác giậm nhảy. Tốc độ chạy cần phải tăng lên tới mức thích hợp và đạt cao nhất ở bước chạy cuối cùng trước khi giậm bật nhảy.

Giai đoạn giậm nhảy

Giai đoạn giậm nhảy sẽ tính từ khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy đến khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất. Khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy cần phải thực hiện nhanh, mạnh, đồng thời chân chạm đất gần như đứng thẳng, sau đó co lại hoãn xung để chuẩn bị khi được duỗi ra có hiệu quả tốt.

Chân đặt vào chỗ giậm nhảy phải luôn luôn ở phía trước điểm dọi của trọng tâm cơ thể. Chân giậm nhảy đưa về trước càng nhiều thì khả năng chuyển từ tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng càng cao.

Chạy đà càng nhanh, giậm nhảy càng mạnh thì sức bật càng lớn, độ bật nhảy càng cao.

Giai đoạn bay người trên không

Giai đoạn bay người trên không tính từ khi chân giậm rời khỏi mặt đất đến khi một bộ phận cơ thể bắt đầu tiếp xúc với mặt đất. Nhiệm vụ của giai đoạn này là nâng cao hiệu quả qua xà để đạt thành tích cao nhất. Sau khi bật nhảy, VĐV cần điều chỉnh tư thế, động tác để tránh chạm hoặc làm rơi xà khi bật qua.

Giai đoạn tiếp đất

Giai đoạn tiếp đất tính từ khi một bộ phận đầu tiên của cơ thể chạm đất đến lúc chuyển động của thân người hoàn toàn dừng lại. Trong nhảy cao và nhảy sào, giai đoạn rơi xuống đất chỉ có nhiệm vụ là đảm bảo cơ thể rơi vào vùng đệm nhảy cao đặt sẵn bên dưới.

Qua bài viết chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ nhảy cao là gì và các giai đoạn trong bộ môn nhảy cao rồi phải không nào, hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được thêm nhiều thông tin hay hơn nhé.

Xem thêm: Chạy việt dã là gì? Những kỹ năng cần thiết khi chạy ra sao

Xem thêm: Nhảy sào là gì? Một số quy định khi thực hiện cú nhảy

>>> Bài viết liên quan: Nhảy sào là gì?