Cách hít thở khi ngồi thiền đúng kỹ thuật cho người mới

(GMT+7) - View : 173

Cách hít thở khi ngồi thiền như thế nào mới đúng? Hướng dẫn hít thở đúng khi ngồi thiền để mang lại hiệu quả nhất cho người tập. Cùng ketquabongdatructiep.com tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của hít thở đúng cách khi ngồi thiền?

Cách hít thở khi ngồi thiền đúng kỹ thuật cho người mới

Cách hít thở khi ngồi thiền sẽ giúp chúng ta rèn luyện trí não của mình và học cách tĩnh tâm ngay cả khi đang bận rộn với nhiều áp lực công việc. Dưới đây là một số lợi ích khi hít thở trong lúc thiền:

  • Giup bạn tỉnh táo hơn
  • Làm giảm huyết áp
  • Làm  giảm căng thẳng
  • Hít thở đúng cách khi ngồi thiền sẽ kiểm soát lo lắng
  • Hít thở đúng cách khi ngồi thiền  điều chỉnh nhịp tim
  • Hỗ trợ điều trị trầm cảm, Tăng cường sức đề kháng
  • Có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh tiểu đường
  • Làm cân bằng cơ thể tốt hơn đối với căng thẳng và mệt mỏi

Cách hít thở khi ngồi thiền

Tìm một không gian yên tĩnh

Một không gian yên tĩnh và không bị tác động bởi các tiếng ồn xung quanh sẽ giúp người thiền có thể tập trung tốt hơn, từ đó kiểm soát và điều hòa hơi thở hiệu quả hơn. Bạn có thể lựa chọn phòng riêng, ban công, phòng cách âm hoặc góc công viên ít người qua lại để ngồi thiền nhé

 Ngồi thiền ở tư thế thoải mái

Việc ngồi thiền ở tư thế thoải mái sẽ giúp cho việc hít thở trở nên thuận tiện hơn, ngoài ra nó còn là yếu tố giúp bạn ngồi thiền được lâu hơn.

– Nếu bạn ngồi thiền trên ghế thì có thể dùng tấm đệm phía sau lưng để hỗ trợ cho lưng thẳng. Tư thế lý tưởng khi ngồi thiền trên ghế là để cho đầu gối của mình ngang tầm hoặc thấp hơn hông

>>> Chạy ngắn có mấy giai đoạn? Cách cải thiện kỹ thuật chạy ngắn

Cách hít thở khi ngồi thiền – Loại bỏ thói quen thở ngắn

Theo lời khuyên của chuyên gia thì, việc thở nông và ngắn khiến thiền mất hoàn toàn tác dụng. Cho nên cách hít thở chính xác đầu tiên đó là loại bỏ thói quen thở ngắn như thường ngày, thay vào đó là cách thở sâu và đều đặn hơ

Việc thở này sẽ giúp  chúng ta cảm thấy vô cùng thư giãn, sảng khoái và đỡ mệt mỏi hơn. Nhất là với người mới bắt đầu học thiền thì rất khó tập trung, cho nên việc thở sâu sẽ khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn nhiều

Hít vào, thở ra đều đặn

 Khi thiền thì việc hít vào, thở ra đều đặn đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi nó còn ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Đối với người đã thiền lâu năm thì việc đó rất dễ dàng. Nhưng với người mới làm quen với thiền thì nhịp thở có phần bị vấp và không đều nhịp, hơi ngắn hơi dài. Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn hãy áp dụng cách đếm “hít vào – thở ra – hít vào – thở ra” trong đầu và thực hiện theo nó nhé.

Quan sát hơi thở

Mỗi nhịp thở sẽ giúp chúng ta thư giãn và dần thả lỏng tâm trí, buông đi muộn phiền và áp lực của cuộc sống. Khi quen dần với nhịp thở, người tập hãy tập trung theo dõi hơi thở của mình và đặc biệt để ý nhiều hơn đến hơi thở ra.

Để ý chuyển động của cơ thể

Ngoài việc chú ý đến nhịp thở của cơ thể, thì bạn cũng nên chú ý tới các bộ phân khác trên cơ thể. Nó sẽ giúp bạn cảm nhận được chuyển động của cơ thể và điều chỉnh tư thế ngồi thiền sao cho phù hợp nhất:

  • Bạn hãy nhắm mắt hờ, cơ mặt thả lỏng.
  • Lưng kéo thẳng, lồng ngực và tiết diện phổi mở rộng và hướng trần khi bạn hít vào.
  • Cổ và vai không gồng cứng nhưng thả lỏng tự nhiên, cằm hơi hạ thấp
  • Tay thả lỏng trên đầu gối, cơ thể bạn cũng để thả lỏng tự nhiên

Không ép bản thân quá sức khi hít thở

Nếu thấy mình bắt đầu phân tâm, thì bạn hãy đếm nhịp thở và tập trung vào hơi thở ra nhiều hơn. Ngồi thiền đúng cách sẽ không đem kết quả ngay lập tức mà bạn cần phải kiên nhẫn chứ không nên ép bản thân mình phải tập quá sức.

Trước khi hít thở, thì nên ăn nhẹ nếu cảm thấy đói hoặc đi vệ sinh để không bị phân tâm trong lúc thiền. Có thể kết hợp với nhạc nhẹ không lời và tập trước khi đi ngủ để não tạm ngừng hoạt động.

Trên đây là những chia sẻ của sức khỏe thể thao về cách hít thở khi ngồi thiền, hy vọng rằng bạn đã nắm được các thông tin  hữu ích rồi nhé.

Xem thêm: Hướng dẫn tập zumba tại nhà đúng cách, hiệu quả

Xem thêm: PT là gì? Nhiệm vụ vai trò của một PT chuyên nghiệp ra sao

>>> Bài viết liên quan: Các bài tập mông quả đào