Dòng điện xoay chiều là gì? Công thức tính dòng điện xoay chiều 

(GMT+7) - View : 163

Dòng điện xoay chiều là dòng điện được sử dụng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy dòng điện xoay chiều là gì? Công thức tính của dòng điện này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài phân tích và chia sẻ chi tiết sau đây của ketquabongdatructiep.com nhé!

Dòng điện xoay chiều là gì?

Dòng điện xoay chiều trong vật lý được kí hiệu là AC  là cụm từ viết tắt của Alternating Current. Khác với dòng điện một chiều thì dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiện theo thời gian. Thông thường sự thay đổi sẽ được lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều theo phân tích khám phá thì nó được tạo ra từ sự biến đổi của dòng điện một chiều hoặc các máy phát điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều hiện đang là nguồn năng lượng sử dụng chủ yếu của các thiết bị điện như: Máy lạnh, tivi, máy tính, máy giặt, tủ lạnh,…

Dòng điện xoay chiều là gì?

Dòng điện xoay chiều là gì?

Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện xoay chiều 

Sau khi tìm hiểu dòng điện xoay chiều AC là gì chúng ta cùng phân tích cách tạo ra dòng điện xoay chiều như sau:

  • Cách thứ nhất: chúng ta sẽ đặt một cuộn dây dẫn bên trong từ trường: Cho 1 cuộn dây dẫn sẽ quay xung quanh trục và được đặt bên trong từ trường.
  • Cách thứ hai: thực hiện đặt một nam châm quanh một dây dẫn kín để tạo ra từ trường cho cuộn dây.

Chỉ cần thực hiện đúng theo hai cách này thì bạn sẽ tạo ra được dòng điện xoay chiều.

Công thức tính dòng điện xoay chiều 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia vật lý thì công thức tính của dòng điện xoay chiều sẽ được áp dụng như sau:

i = I.cos(ωt + φ)

Trong đó:

  • i là cường độ dòng điện được đo tại một thời điểm tức thời.
  • Io > 0 cường độ dòng điện cực đạo
  • ω > 0 chính là tần số góc (rad/s)
  • f là tần số (Hz), T là chu kỳ (s)
  • (ωt + φ) là pha của của cường độ i trong thời điểm đo t (rad)
  • φ là pha ban đầu (rad)

Đặc điểm nổi bật của dòng điện xoay chiều DC

Dòng điện xoay chiều là gì được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày và có những đặc điểm nổi bật cơ bản như sau:

  • Dòng điện xoay chiều có khả năng chuyền tải đi xa hơn dòng điện một chiều.
  • Đặc biệt khi áp dụng với điện áp cao trên 110kV, dòng điện sẽ cần rất ít năng lượng điện năng hơn để thiết bị được hoạt động bình thường. Khi đó sẽ hạn chế được tình trạng tỏa nhiệt, những lỗi kỹ thuật cũng như lỗi mất an toàn một cách tối đa.
  • Dòng điện AC có thể đổi điện áp dễ dàng thông qua việc sử dụng các máy biến áp
  • Khả năng cung cấp năng lượng trực tiếp tối ưu cho các thiết bị điện. Chúng hoạt động tương tự giống như máy phát điện song động cơ chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học. Ưu điểm này còn được vận dụng trong hoạt động của máy rửa bát.

Phân loại dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều được chia thành 2 loại chính gồm có:

Dòng điện một pha

Dòng điện một pha thức là mạch điện có hai dây nối và được nối trực tiếp với nguồn điện. Chiều của dòng điện sẽ có sự biến thiên thay đổi. Phổ biến nhất trong mạng lưới điện sinh hoạt là 220V. Chúng được thiết kế gồm 2 dây gồm có dây pha và dây trung tính.

Dòng điện ba pha

Dòng điện này có nguyên lý hoạt động tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song với nhau và nó cùng sử dụng cơ bản một dây trung tính. Chính bởi thiết kế này, mà dòng điện 3 pha trong một lưới điện thông thường sẽ  gồm có 4 dây, gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh (trung tính – 0V).

Xem thêm: Cơ năng là gì? Định luật bảo toàn cơ năng và hệ quả

Xem thêm: Điện trở của dây dẫn là gì? Hướng dẫn cách tính điện trở dây dẫn

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu Dòng điện xoay chiều là gì? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.