Đường chân trời là gì? Ứng dụng trong thực tế của đường chân trời ra sao? Cùng nhau đi khám phá chi tiết trong bài viết này nhé.
Đường chân trời chính là đường giao giữa mặt đất và bầu trời hoặc là mặt biển và bầu trời mà chúng ta có thể quan sát thấy một cách rõ ràng. Khi bạn đang đứng từ bờ nhìn ra ngoài biển thì vùng biển ở gần với chân trời được gọi là khơi (ngoài khơi là từ có ý chỉ vùng biển xa gần với chân trời mà bằng mắt thường có thể nhìn thấy).
Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản nhất, đây là cách gọi khác của rìa mép vòng cung của Trái Đất trong tầm mắt của chúng ta. Chân trời sẽ chia đôi bầu trời với mặt đất và đây cũng là điểm giới hạn cuối cùng mà chúng ta có thể nhìn thấy được bầu trời (phần còn lại đã bị địa cầu che khuất).
Thực tế đã chứng minh, Trái Đất là một quả cầu rất lớn vậy nên khi nhìn vào nơi đường chân trời sẽ có cảm giác như là đường thẳng chứ không phải là đường vòng cung như trong lý thuyết.
Chân trời sẽ không tồn tại một cách vật lý mà chỉ được hình thành do giới hạn của mắt người không thể thấy được những điểm xa bị che khuất. Thông thường, chúng ta có thể nhìn thấy được chân trời tại những nơi thoáng tầm nhìn của mắt (trên biển, ở 2 cực,…). Những khu vực rừng núi, có nhiều nhà ở,… thì cây cối và các công trình kiến trúc khác sẽ làm hạn chế phần nào tầm nhìn của mắt.
Trước khi con người của chúng ta phát triển và có thể tự mình phát minh ra được các thiết bị liên lạc, đài phát thanh hay điện báo thông thường thì khoảng cách từ tầm nhìn của mắt người đến đường chân trời trên biển sẽ thể hiện phạm vi xa nhất mà có thể truyền tin giữa các bên với nhau.
Tầm quan trọng của vùng đường chân trời (hoặc chân trời) cũng không bị ảnh hưởng nhiều trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão ở hiện nay. Như đã phân tích cụ thể ở bên trên thì chủ thể là các phi công đã có nhiều kinh nghiệm vẫn thường sử dụng mối quan hệ trực quan của mũi máy bay và chân trời để điều khiển, xử lý máy bay có thể đi đến điểm đã định sẵn.
Thêm vào đó, người ta cũng có thể dựa vào đường chân trời để xác định được không gian.
Ngoài ra, ở trong lĩnh vực thiên văn học thì đường chân trời còn được sử dụng giống như một tấm mặt phẳng nằm ngang qua sự quan sát của mắt thường. Đây cũng chính là mặt phẳng cơ bản nhất trong hệ tọa độ chân trời hay còn gọi là quỹ tích các điểm có độ cao 0 độ.
Trên đây là những chia sẻ đường chân trời là gì và ứng dụng của đường chân trời được chúng tôi gửi đến quý khán giả, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.
Xem thêm: Mưa axit là gì? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này
Xem thêm: Thủy triều là gì? Đặc điểm nhận biết của hiện tượng này
>>> Bài viết liên quan: UAV là gì?