Vì sao nước biển mặn và độ muối các biển có sự khác nhau?

(GMT+7) - View : 166

Nước biển chiếm 2/3 thể tích nguồn nước dự trữ trên thế giới và đây cũng là môi trường sinh sống của nhiều loại sinh vật biển. Vậy vì sao nước biển mặn và độ mặn ở các biển lại có sự khác nhau? Để rõ hơn về chủ đề khoa học khám phá này mời bạn theo dõi bài phân tích sau đây.

Giải thích vì sao nước biển mặn?

Để trả lời cho câu hỏi vì sao nước biển mặn chúng ta cùng phân một số nguyên nhân cơ bản như sau

Nhiệt độ cao khiến cho nước bốc hơi 

Khi mà nhiệt độ lên cao bề mặt của nước biển sẽ bốc hơi nhanh chóng. Tuy nhiên, các khoáng chất hòa tan trong nước biển là muối lại không thể bay hơi. Chính vì điều này đã khiến cho hàm lượng muối bên trong của nước biển tích tụ lại và mặn hơn bình thường.

Theo phân tích của các chuyên gia khoa học thì nước biển ở vùng nhiệt đới sẽ mặn hơn ở vùng cực. Bởi vì nhiệt độ ở đây cao hơn và nước sẽ bốc hơi nhanh hơn. Độ mặn trong nước biển sẽ được giảm dần từ vùng nhiệt đới về phía cực. Độ mặn của nước biển xung quanh khu vực xích đạo sẽ thấp hơn so với các khu vực khác thì lượng mua nhiều nước biển sẽ bị hòa loãng.

Giải thích vì sao nước biển mặn?

Giải thích vì sao nước biển mặn?

Do hoạt động của núi lửa

Khi núi lửa phun trào, vô tình mang theo các hợp chất hòa tan như muối xuống biển. Những loại dung nham, đất đá sau khi phun trào sẽ lắng đọng dưới đáy đại dương. Chính điều này đã khiến cho nước biển có độ mặn hơn.

Những lỗ thông thủy nhiệt trong đại dương thường có nhiệt độ rất nóng. Vì vậy, nó sẽ làm tan các chất trong lớp vỏ dưới dấy đại dương chứa rất nhiều muối và khoáng chất điều này chính là nguyên nhân khiến cho vì sao nước biển mặn.

Dòng nước chảy từ đất liền ra biển 

Khi nước sông chảy chảy qua nhiều núi đá thì dòng nước sẽ khiến cho đá vôi hòa tan trong nước. Các chất khoáng này sẽ được lưu chuyển xuống hạ lưu sau đó đổ ra biển.

Cũng tương tự như vậy, nước mưa thấm qua các lớp đã theo thời gian sẽ hòa tan các khoáng chất bên trong đó. Những khoáng chất hòa tan này sẽ tiếp cận với các dòng chảy đại dương khiến cho nước biển mặn hơn.

Muối cũng có thể được đưa ra biển thông qua các trận nước lũ. Khi trời mưa lớn ở các khu vực quanh biển thì nước lũ sẽ được đổ ra đại dượng. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng hóa học nước mưa kết hợp với Carbon Dioxide tạo nên Axit Carbonic yếu. Khi nước này chảy trên bề mặt đất đá sẽ hòa tan các loại khoáng chất. Các chất khoáng và muối hòa tan ở dạng dung dịch sẽ nhanh chóng được đưa ra biển. Cách duy nhất mà nước ra khỏi đại dương chính là bốc hơi bởi nhiệt độ cao.

Xem thêm: Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Biển và các đại dương lớn như Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và những đại dương khác thông thường có độ mặn khác nhau. Bởi vì vĩ độ, kinh độ và điều kiện khí hậu của biển có sự khác nhau

Các vùng biển ở gần khu vực xích đạo sẽ ít mặn hơn so với các vùng trong vùng nhiệt đới thường có lượng mưa thấp hơn so với khu vực xích đạo. Nước biển ở những vùng cực không có nhiều muối thường sẽ ở hai cực vì có băng tan nên sẽ hòa loãng được nước biển.

Vì vậy sẽ có độ mặn khác nhau giữa các khu vực nước biển.

Xem thêm: Nhiệt độ mặt trời là bao nhiêu? Tầm quan trọng của quang quyển

Xem thêm: Mặt trời có màu gì? Lý do mặt trời thay đổi màu sắc trong ngày

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu vì sao nước biển mặn? Hy vọng những thông tin mà ketquabongdatructiep.com chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.